Saturday, 20/04/2024 - 09:30|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường TH Số 1 Phước Hiệp

KẾ HOẠCH LỒNG GHÉP BH vào giảng dạy

PHÒNG GD&ĐT  TUY PHƯỚC

  TRƯỜNG TH SỐ 1 PHƯỚC HIỆP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do –Hạnh phúc

Số :     /KH-THPH1

Phước Hiệp , ngày  7  tháng 9  năm 2018

 

PHÒNG GD&ĐT  TUY PHƯỚC

  TRƯỜNG TH SỐ 1 PHƯỚC HIỆP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do –Hạnh phúc

Số :     /CM-PH1

                  Phước Hiệp , ngày  3  tháng 6 năm 2018

 

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

"BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG

DÀNH CHO HỌC SINH  TIỂU HỌC"

 

Thực hiện Công văn số 1783/SGDDT-GDTrH ngày 21/9/2017 của Sở GD-ĐT Bình Định về việc sử dụng tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” trong nhà trường;

Thực hiện Hướng dẫn số 470/PGDĐT-HĐNG  ngày 25 tháng 9 năm 2017 của Phòng GD-ĐT Tuy Phước về việc đưa vào giảng dạy tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” trong nhà trường;

Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, Trường Tiểu học Số 1 Phước Hiệp xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện tích hợp việc giáo dục học sinh theo tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” trong môn Đạo đức, các môn học có liên quan và HĐNGLL trong năm học 2018-2019 như sau:

            I. Mục đích

            - Sử dụng tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” trong nhà trường để góp phần triển khai việc học tập tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trở thành công việc tự giác thường xuyên. Nhà trường xây dựng kế hoạch đưa vào giảng dạy bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” từ lớp 2 đến lớp 5 trong môn Đạo đức, các môn học có liên quan và HĐNGLL, các buổi sinh hoạt lớp, Đội, chào cờ...

            - Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức HCM (LTTGĐĐ HCM); làm cho việc học tập và LTTGĐĐ HCM dần dần trở thành thói quen và nếp sống của HS;

            - Bước đầu phát triển kĩ năng thực hành trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM;

            - Góp phần giáo dục HS trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức HCM (TGĐĐ HCM).

            II. Nguyên tắc

           Khi sử dụng tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”, việc thực hiện tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức HCM phải bảo đảm một số nguyên tắc sau:

            + Nội dung tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức HCM phải được thực hiện trong kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà trường;

            + Mục tiêu tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức HCM phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của cấp tiểu học nói chung và từng lớp nói riêng, góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông nói chung;

            + Việc giáo dục tấm gương đạo đức HCM phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS tiểu học, được triển khai theo hướng tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục chính khóa, ngoại khóa; phù hợp với đặc trưng của môn học và hoạt động giáo dục, không làm thay đổi mục tiêu và nội dung của môn học, bài học; đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề; góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó giữa nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống;

            + Việc lồng ghép tích hợp phải được thể hiện rõ trong kế hoạch dạy học, tiến trình giảng dạy của tiết học.

            III. Mức độ tích hợp

            Tùy theo nội dung, đặc điểm và khả năng thực hiện việc tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức HCM của mỗi bài học trong môn học để lựa chọn mức độ tích hợp thích hợp. Có thể tích hợp theo các mức độ như: toàn phần (đối với các bài học có nội dung trùng khớp hoàn toàn với nội dung giáo dục tấm gương đạo đức HCM), bộ phận (đối với các bài học chỉ có một phần nội dung phù hợp với nội dung giáo dục tấm gương đạo đức HCM), liên hệ (đối với các bài học mà nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ với nội dung giáo dục  tấm gương đạo đức HCM)

            IV. Nội dung dạy

            * Bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống” mỗi lớp có 9 bài, trung bình cho mỗi tháng của năm học, học sinh học một bài. Mỗi bài học trong 2 tiết.

Lớp 2:

TT

Tuần Theo PPCT

Bài (theo phân phối chương trình)

Bài tích hợp (Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”)

Nội dung tích hợp

Hoạt động tích hợp

Ghi chú

1

1-2

Học tập, sinh hoạt đúng giờ

Bài 2. Luôn giữ thói quen đúng giờ

- Học tập theo lối sống văn minh của Bác Hồ đó là luôn giữ thói quen đúng giờ mọi nơi, mọi lúc.

 

 

– Luôn có ý thức đúng giờ trong mọi hoạt động của bản thân.

Tiết 1: Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu để rút ra nội dung bài (GV kể, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

HĐ2

 

 

 

 

Củng cố

2

5-6

Gọn gàng, ngăn nắp

Bài 1:

Bác kiểm tra nội vụ

- Học tập về sự quan tâm sâu sát của Bác tới mọi người xung quanh, nhất là lối sống gọn gàng, ngăn nắp của Bác.

 

 

- Luôn có ý thức gọn gàng ngăn nắp trong mọi hoạt động của bản thân.

Tiết 1: Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu để rút ra nội dung bài (GV kể, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

 

HĐ2

 

 

 

 

Củng cố

3

12-13

Quan tâm giúp đỡ bạn

Bài 3: Bác nhường chiếc lò sưởi cho đồng chí bảo vệ

- Học tập được tình yêu thương, sự quan tâm của Bác đối với người xung quanh.

 

 

-  Luôn có ý thức quan tâm đối với những người xung quanh trong cuộc sống của bản thân.

Tiết 1: Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu để rút ra nội dung bài (GV kể, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

HĐ3

 

 

 

 

Củng cố

4

14-15

Giữ gìn trường lớp sạch đẹp

Bài 4: Cây bụt mọc

- Học tập tình yêu cây xanh, môi trường sống của Bác Hồ.

 

 

- Luôn có ý thức yêu cây xanh, môi trường trong mọi hoạt động sống của học sinh.

Tiết 1: Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu để rút ra nội dung bài (GV kể, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

HĐ3

 

 

 

 

Củng cố

5

18

Thực hành kĩ năng cuối học kì 1

Bài 6: Tình nghĩa với cha

- Học tập tình cảm và trách nhiệm của Bác với người thân trong gia đình.

 

 

- Luôn có ý thức về tình cảm và trách nhiệm của bản thân đối với người thân trong gia đình.

Tiết 1: Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu để rút ra nội dung bài (GV kể, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

- Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

HĐ1

 

 

 

 

HĐ2

 

6

23-24

Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại

Bài 7: Bác quý trọng con người

- Học tập đức tính cao đẹp của Bác: đó là luôn trân trọng mọi người và cách ứng xử của bác vào cuộc sống.

 

- Luôn thể hiện những việc làm tốt của bản thân trong cách đối xử với những người xung quanh.

Tiết 1: Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu để rút ra nội dung bài (GV kể, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

HĐ3

 

 

 

 

Củng cố

7

26-27

Lịch sự khi đến nhà người khác

Bài 5: Yêu thương nhân dân

- Học tập đức tính cao đẹp của Bác là tấm lòng yêu thương nhân dân; tình cảm yêu mến, kính trọng nhân dân được thể hiện qua những hành động và việc làm cụ thể.

 

- Luôn có ý thức yêu thương nhân dân. Biết làm những công việc thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương với những người trong cộng đồng xã hội.

Tiết 1: Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu để rút ra nội dung bài (GV kể, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

HĐ2

 

 

 

 

Củng cố

8

30-31

Bảo vệ loài vật có ích

Bài 9: Con ngựa biết nghe lời

- Học tập vẻ đẹp của Bác Hồ khi Người dành tình cảm, sự yêu thương của mình đối với cả những con vật xung quanh. Nhờ vậy, con vật đã trở nên ngoan ngoãn và hiểu được điều người muốn nói.

- Luôn có ý thức trong những việc làm liên quan đến tình yêu động vật.

Tiết 1: Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu để rút ra nội dung bài (GV kể, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

HĐ2

 

 

 

 

Củng cố

9

32-33

Dành cho địa phương

Bài 8: Bài học từ hòn đá giữa đường

- Học tập sự chỉ bảo ân cần của Bác đối với những người giúp việc. Hiểu được bài học về việc cẩn thận, không nên nhanh nhẩu đoảng dẫn đến hỏng việc.

 

- Luôn có ý thức rèn luyện đức tính bình tĩnh, cẩn thận khi làm việc của bản thân.

Tiết 1: Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu để rút ra nội dung bài (GV kể, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

HĐ2

 

 

 

 

 

HĐ2

 

 

Lớp 3:

TT

Tuần Theo PPCT

Bài (theo phân phối chương trình)

Bài tích hợp (Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”)

Nội dung tích hợp

Hoạt động tích hợp

Ghi chú

1

 

1-2

Kính yêu Bác Hồ

Bài1: Chiếc  vòng bạc

-Học tập được tấm lòng yêu thương, sự quan tâm chu đáo của Bác Hồ với các em nhỏ.

 

 

-Biết giữ lời hứa trong cuộc sống hàng ngày.

Tiết 1: Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu để rút ra nội dung bài (GV kể, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

HĐ3

 

 

 

 

Củngcố

2

7-8

Quan tâm , chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em

Bài 2:Bát  chè sẻ đôi

-Học tập được đức tính hòa đồng, luôn chia  sẻ với người khác của Bác.

 

 

 

-Biết đề cao ý thức chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

Tiết 1: Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu để rút ra nội dung bài (GV kể, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

HĐ1

 

 

 

 

Củngcố

3

9-10

Chia sẻ vui buồn cùng bạn

Bài3: Chú ngã có đau không?

-Học tập được tấm lòng baodung , luôn giúp đỡ người khác của Bác.

 

 

 

- Có ý thức tự hoàn thiện bản thân, giúp đỡ mọi người .

Tiết 1: Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu để rút ra nội dung bài (GV kể, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

HĐ3

 

 

 

 

Củngcố

4

14-15

Quan tâm ,giúp đỡ hàng  xóm láng giềng

Bài7: Tấm lòng của Bác

-Học tập được tấm lòng đôn hậu, yêu thương đồng bào của Bác Hồ.

 

 

 

– Luôn có ý thức tu dưỡng rèn luyện bản thân yêu thương, gần gũi, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ mọi người .

Tiết 1: Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu để rút ra nội dung bài (GV kể, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

HĐ3

 

 

 

 

Củngcố

5

16-17

Biết ơn thương binh liệt sĩ

Bài 6 Tấm lòng của Bác với thương binh liệt sĩ

-Học tập được tình cảm, sự trân trọng , mến yêu của Bác dành cho các anh hùng thương binh liệt sĩ.

 

 

-Luôn có ý thức rèn luyện bản thân, có những hành động thiết thực để thể hiện lòng biết ơn đối với các anh hùng thương binh liệt sĩ.

Tiết 1: Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu để rút ra nội dung bài (GV kể, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

HĐ2

 

 

 

 

Củngcố

6

19-20

Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế

Bài5:Hồ Chí Minh với thiếu nhi Đức

-Học tập được tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác Hồ dành cho thiếu nhi trên toàn thế giới.

 

 

-Luôn có ý thức quan tâm , giúp đỡ bạn bè quốc tế

Tiết 1: Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu để rút ra nội dung bài (GV kể, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

HĐ2

 

 

 

 

Củngcố

7

23-24

Tôn trọng đám tang

Bài8:Giảndị hòa mình với nhân dân.

-Học tập được phẩm chất cao quý của lãnh tụ Hồ Chí Minh: sống giản dị, hòa mình với quần chúng , hết lòng phục vụ nhân dân, đất nước.

 

-Tự rèn luyện lối sống giản dị, hòa đồng.

Tiết 1: Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu để rút ra nội dung bài (GV kể, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

HĐ2

 

 

 

 

Củngcố

8

26-27

Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác

Bài4:BácHồ là thế đấy!

-Học tập được phẩm chất cao quý của Bác Hồ : tôn trọng công sức lao động của mọi người, coi trọng lợi ích của nhân dân, của tập thể.

 

-Luôn có ý thức trân trọng, đặt lợi ích của cộng đồng, tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

Tiết 1: Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu để rút ra nội dung bài (GV kể, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

HĐ3

 

 

 

 

Củngcố

9

32-33

Dành cho địa phương

Bài 9:Các dân tộc phải đoàn kết

-Học tập được tình cảm yêu thương của Bác với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

 

 

-Luôn có ý thức thực hiện theo lối sống đoàn kết , thân ái và giúp đỡ mọi người.

Tiết 1: Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu để rút ra nội dung bài (GV kể, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

HĐ3

 

 

 

 

Củngcố

LỚP 4:

TT

Tuần Theo PPCT

Bài (theo phân phối chương trình)

Bài tích hợp (Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”)

Nội dung tích hợp

Hoạt động tích hợp

Ghi chú

1

1-2

Trung thực trong học tập

Bài1

Có trung thực, thật thà thì mới vui

  - Học tập Bác Hồ là người luôn trọng những lời nói thật, việc làm thật. Có nói sự thật mới mang đến niềm vui.

- Luôn có ý thức trung thực, thật thà trong cuộc sống.

Tiết1:Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu rút ra nội dung bài (GV kể, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, HS tự giải quyết.

HĐ3

 

 

 

Củng cố

2

3-4

Vượt khó trong học tập

Bài7:

Chúng mình cố học thì cũng giỏi như anh ấy

- Học tập Bác Hồ muốn làm việc tốt cần phải học.

 

- HS có ý thức và có hành động kiên trì phấn đấu, rèn luyện, học tập để trở thành những nười có học vấn, có ích cho gia đình và xã hội.

Tiết1:

Lồng ghép câu chuyện để giáo dục HS. (GV kể,cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, HS tự giải quyết.

HĐ3

 

 

 

Củng cố

3

7-8

Tiết kiệm tiền của

Bài 2:

Việc chi tiêu của Bác Hồ

- Học tập tình thương và trách nhiệm của Bác thông qua việc chi tiêu hằng ngày.

 

- Học sinh có ý thức chi tiêu hợp lí.

Tiết1:

GV đọc thông tin kết hợp

Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu rút ra nội dung bài(GV kể,cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết2:

Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, HS tự giải quyết.

HĐ1

 

 

 

Củng cố

4

9-10

Tiết kiệm thời giờ

Bài 4:

Thời gian quý báu lắm

 

- Học tập Bác Hồ quý trọng thời gian, biết cách sắp xếp công việc hợp lí.

 

 

- Học sinh tiết kiệm sử dụng thời gian vào những việc cụ thể một cách phù hợp ở trường và ở nhà.

Tiết1:

Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu rút ra nội dung bài (GV kể,cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết2:

Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, HS tự giải quyết.

HĐ2

 

 

 

 

 

HĐ2

5

14-15

Biết ơn thầy giáo cô giáo

Bài 5:

Nhớ ơn thầy, cô, theo gương Bác Hồ

 

- Học tập Bác Hồ hiểu được ý nghĩa vai trò của thầy- cô giáo: trân trọng, biết ơn và làm theo lời dạy của các thầy cô giáo.

 

- Học sinh có ý thức hành động đúng với thầy cô giáo; trân trọng, biết ơn và làm theo lời dạy của các thầy cô giáo.

Tiết1:

GV đọc thông tin kết hợp

Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu rút ra nội dung bài(GV kể,cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2:

Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, HS tự giải quyết.

HĐ1

 

 

 

 

 

 

Củng cố

6

16-17

Yêu lao động

Bài 3 :

Dùng đủ thì thôi

- Học tập về đức tính tiết kiệm của  Bác Hồ. Hiểu ý nghĩa của việc tiết kiệm.

 

- Học sinh thể hiện tính tiết kiệm qua những việc làm cụ thể trong cuộc sống

Tiết1:

Lồng ghép câu chuyện để giáo dục HS. (GV kể,cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2:

Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, HS tự giải quyết.

HĐ1

 

 

 

 

Củng cố

7

21-22

Lịch sự với mọi người

Bài 6 :

Bác Hồ ăn cơm cùng chiến sĩ

 

-  Học tập cách hướng dẫn dạy bảo của Bác Hồ đối với mọi người xung quanh.

 

- Hiểu một số quy tắc ứng xử hợp lý một số tình huống trong cuộc sống.

Tiết1:

Lồng ghép câu chuyện để giáo dục HS. (GV kể,cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2:

Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, HS tự giải quyết.

HĐ2

 

 

 

 

Củng cố

8

26-27

Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo

Bài 8 :

Bác Hồ thăm xóm núi

 

- Học tập Bác Hồ trong cuộc sống thường ngày, đó là sự quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, nhất là người già trẻ nhỏ.

-Học sinh biết thương yêu , chăm lo mọi người, nhất là người già và em nhỏ.

Tiết1:

GV đọc thông tin kết hợp

Sử dụng câu chuyện làm ngữ liệu rút ra nội dung bài(GV kể,cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2:

Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, HS tự giải quyết.

HĐ1

 

 

 

 

 

HĐ2

9

32-33

Dành cho địa phương

Bài 9 :

Sự ra đời của hai bài thơ

 

- Học tập ở Bác Hồ được tấm lòng biết ơn, quý trọng trước sự quan tâm của mọi người.

- Hiểu được ý nghĩa của đức tính tốt đẹp bằng hành động cụ thể trong cuộc sống.

Tiết1:

Lồng ghép câu chuyện để giáo dục HS. (GV kể,cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại).

Tiết 2:

Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, HS tự giải quyết.

HĐ1

 

 

 

Củng cố

LỚP 5:

TT

Tuần Theo PPCT

Bài (theo phân phối chương trình)

Bài tích hợp (Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”)

Nội dung tích hợp

Hoạt động tích hợp

Ghi chú

1

1-2

Em là học sinh lớp 5

Bài 1:

Bác chỉ muốn các cháu được  học hành

-Tình yêu thương bao la của Bác Hồ dành cho các em thiếu nhi, thể hiện mong mỏi lớn nhất của Bác là mang đến cho các em một cuộc sống được học hành, không còn cảnh chiến tranh mất mát nữa.

- Những hành động em nên làm đối với các em bé nhỏ tuổi: quan tâm chăm sóc các em bé; trông chừng các em khi không có người lớn bên cạnh; giúp đỡ các em khi được yêu cầu;...

Tiết 1: GV kể câu chuyện, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại.

- Nêu những chi tiết trong chuyện thể hiện tình cảm Bác Hồ dành cho các em nhỏ?

- Hãy chỉ ra câu nói của Bác thể hiện mong muốn dành cho các em nhỏ.

GDHS: Chúng ta phải biết nhân ái, khoan dung với các em nhỏ với mọi người.

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

- Hãy chỉ ra những hành động em nên làm và những hành động không nên làm đối với các em bé nhỏ tuổi.

HĐ1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ2

2

5-6

Có chí thì nên

Bài 3:

 Không có việc gì khó

-Bốn câu thơ Bác đọc khẳng định chỉ cần lòng người kiên trì, cố gắng và chí hướng, quyết tâm thì dù việc khó đến mấy cũng có thể hoàn thành,...

Tiết 1: GV kể câu chuyện, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại.

- Từ Phi Chịt đến U Đon mỗi người phải mang theo những gì?

-Thầu Chín đã đạt được kết quả gì khi kiên trì, cố gắng trên đường đi?

GDHS: Chúng ta học theo  ý chí, nghị lực theo gương Bác Hồ. Sống có mục đích, chí hướng. Biết cách tự hoàn thiện mình, động viên, giúp đỡ mọi người xung quanh cùng tiến bộ.

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

- Em hãy kể lại một vài khó khăn mà em đã gặp và cách giải quyết khó khăn đó?

HĐ1

 

 

 

 

 

 

 

HĐ3

3

9-10

Tình bạn

Bài 5:

 Lộc bất tận hưởng

- “Lộc bất tận hưởng” là câu tục ngữ có ý khuyên chúng ta khi được hưởng lợi lộc, may mắn thì không nên hưởng hết một mình mà phải nghĩ đến người khác, phải biết chia sẻ với người khác.

- Tấm lòng của Bác đối với đồng bào, đồng chí: Bác Hồ đối với những đồng bào, đồng chí của mình luôn yêu thương coi như bản thân mình. Bác không bao giờ có ý nghĩ coi mình là lãnh đạo phải được ưu ái hay đứng trên người khác. Người luôn quan tâm đến những người xung quanh mình, sống hoà đồng và chia sẻ với người xung quanh từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Tiết 1: GV kể câu chuyện, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại.

- Những biểu hiện nào của Bác Hồ trong câu chuyện khiến em cảm phục?

-Vì sao Bác luôn chia sẻ thức ăn cho mọi người?

GDHS: Chúng ta phải luôn quan tâm đến những người xung quanh mình, sống hoà đồng và chia sẻ với người xung quanh từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

- Nêu lợi ích khi sống hòa đồng, chia sẻ với người khác và những hậu quả khi sống ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân.

HĐ1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ2

 

4

12-13

Kính già, yêu trẻ

Bài 2: Ai chẳng có lần lỡ tay

- Ca ngợi tấm lòng bao dung, độ lượng của Bác. Đồng thời đề cao tinh thần dám chịu trách nhiệm, biết nhận lỗi và sửa lỗi.

- Câu danh ngôn: “Nếu một người sợ trách nhiệm về việc mình làm thì đó là một kẻ hèn nhát” nói đến tinh thần dám làm, dám chịu. Nếu một người luôn trốn tránh, không dám nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ không được người khác tôn trọng.

Tiết 1: GV kể câu chuyện, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại.

- Món quà quý được nhắc dến trong câu chuyện là gì?

- Món quà đó được dùng để làm gì? Vì sao món quà đó lại quý?

GDHS: Qua bài học, giáo dục HS phải kính già, yêu trẻ. Nhận thấy  được tấm lòng bao dung, độ lượng  của Bác Hồ. 

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

- Kể cho bạn nghe câu chuyện về một lần em đã từng mắc lỗi và các giải quyết của em lúc đó.

HĐ1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ3

 

 

 

 

5

18

Thực hành kĩ năng cuối học kì I

Bài 4:

 Thư Bác Hồ gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng

– Bác xem những người đã hi sinh vì Tổ quốc như là người thân thuộc ruột thịt của mình. Người xem nước Việt Nam là đại gia đình của mình.

– Người trân trọng sự dũng cảm hi sinh của những người thanh niên đó, tôn vinh và luôn biết ơn những người anh hùng dân tộc, tuy họ mất đi, nhưng tinh thần họ vẫn luôn sống với non sông đất nước.

– Trước sự hi sinh của những người yêu nước, chúng ta cần có thái độ trân trọng, biết ơn. Và sau nữa, chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn của mình đối với những người đã mất. Chúng ta cũng cần giữ gìn và bảo vệ thành quả mà những người đi trước đã xây dựng nên.

GV kể câu chuyện, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại.

- Gia đình BS Vũ Đình Tụng đã phải chịu đựng những nỗi đau gì trong chiến tranh?

- Lá thư Bác Hồ gửi Bác sĩ Vũ Đình Tụng cho em suy nghĩ gì về tình cảm của Bác đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc?

GDHS: Biết ơn, trân trọng đối với những người đã hi sinh vì đất nước và có những hành động cụ thể để thể hiện  lòng biết ơn đó.

* Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

- Để thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã mang lại hòa bình, tự do cho đất nước chúng ta, em phải làm gì?

HĐ1

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ2

6

19-20

Em yêu quê hương

Bài 8:

 Câu hát ví dặm

- Tình yêu của Bác Hồ dành cho những khúc dân ca nói riêng, quê hương, đất nước nói chung. Đồng thời nói lên mong muốn của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ trong việc gìn giữ văn hoá dân tộc. Đó là một cách thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.

Tiết 1: : GV kể câu chuyện, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại.

- Bác Hồ đã làm gì khi nghe những câu hát ấy?

- Những việc làm trên của Bác thể hiện điều gì?

GDHS: Lòng yêu quê hương, đất nước, giư gìn văn hóa dân tộc theo tấm gương của Bác.

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

- Tiết âm nhạc hôm nay các em học một bài dân ca. Đến giờ ra chơi, một bạn trong lớp đã hát “chế” bài dân ca vừa học. Là thành viên trong lớp, em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn.

HĐ1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ3

 

7

23-24

Em yêu Tổ Quốc Việt Nam

Bài 6:

Cờ nước ta phải bằng cờ các nước

- Câu chuyện thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc của Bác và khẳng định là người Việt Nam cần có tinh thần tự cường, tự tôn dân tộc.

 - Tự hào: là trạng thái tinh thần hài lòng, hãnh diện về những điều tốt đẹp quý giá mà mình có hoặc gia đình, tập thể, đất nước mình,…

- Chia sẻ hiểu biết về hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của quốc ca, quốc kì nước Việt Nam.

Tiết 1: GV kể câu chuyện, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại.

- Khi đến thăm địa phương, Bác Hồ đã có ý kiến về vấn đề gì?

- Lời dạy của Bác thể hiện điều gì ?

GDHS:  Lòng yêu nước, yêu Tổ quố, niềm tự hào, tự tôn dân tộc theo tấm gương Bác Hồ.

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

- Hãy giới thiệu ngắn gọn về một danh lam thắng cảnh(hoặc một di tích lịch sử-VH, anh hùng dân tộc) mà em biết.

HĐ1

 

 

 

 

 

HĐ2

 

8

26-27

Em yêu hòa bình

Bài 7: Nước không được chia

- Bác Hồ dành nhiều thời gian để tiếp và thăm hỏi các chiến sĩ quân giải phóng chứng tỏ tình yêu, sự trân trọng của Bác Hồ với những đóng góp của các chiến sĩ quân giải phóng nói riêng; nhân dân Việt Nam nói chung. Lời dặn dò của Bác Hồ “Nước thì nhất định không được chia!” khẳng định mong muốn, quyết tâm đấu tranh thống nhất nước nhà.

-Khi đất nước thống nhất (30/04/1975), nhân dân ta không phải chịu nỗi đau chia cắt, không phải đổ máu vì chiến tranh; đời sống nhân dân trở nên ấm no, hạnh phúc hơn,...

Tiết 1: GV kể câu chuyện, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại.

- Bác Hồ dành nhiều thời gian để tiếp và thăm hỏi các chiến sĩ quân giải phóng chứng tỏ điều gì?

- Theo em việc nhắc lại lời dăn dò của Bác Hồ ở cuối câu chuyện nhằm nhấn mạnh điều gì?

GDHS: Tình yêu của Bác Hồ dành cho những chiến sĩ kiên cường với ý chí đấu tranh vì độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc.

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

- Em đang sống trong một đất nước thống nhất. Chia sẻ với bạn những việc em làm trong học tập và rèn luyện để góp phần bảo vệ sự thống nhất ấy.

HĐ1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ2

 

9

32-33

Dành cho địa phương

Bài 9: Bác hồ trồng rau cải

- Hiểu được những đức tính tốt đẹp của Bác Hồ qua câu chuyện: sáng tạo, chăm chỉ lao động.

- Hiểu được bài học không nên chủ quan trong cuộc sống.

- Thực hành bài học sáng tạo và không chủ quan.

- Trong cuộc sống, chúng ta cần biết tôn trọng người khác, bởi vì ở mỗi người luôn có những điều tốt mà chúng ta có thể học hỏi để hoàn thiện bản thân mình.

 

Tiết 1: GV kể câu chuyện, cho HS tìm hiểu câu chuyện trước kể lại.

- Trong cuộc thi đua tăng gia giữa Bác Hồ và đồng chí Thông, ai được đánh giá có nhyiều khả năng có kết quả cao hơn? Vì sao mọi người lại đánh giá như vậy?

- Theo em, vì sao  đồng chí Thông thua Bác trong cuộc thi tăng gia.

GDHS: Trong cuộc sống chúng ta không nên chủ quan và làm việc có sáng tạo, chăm chỉ lao động trong cuộc sống.

Tiết 2: Đưa bài tập tình huống theo chủ đề, học sinh tự giải quyết.

- Các em hãy thảo luận tình huống cần sự : “sáng tạo” trong học tập và cuộc sống.

 

HĐ1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ2

 

 

 

            V. Tổ chức thực hiện

            - Các tổ khối chuyên môn căn cứ kế hoạch của nhà trường ở trên xây dựng kế hoạch dạy học của tổ khối. Trong sinh hoạt chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu tài liệu, xác định địa chỉ và nội dung tích hợp, lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp. Trong dạy học, phải đảm bảo nội dung giáo dục tự nhiên, nhẹ nhàng tránh gây nặng nề, giáo dục cho học sinh những hiểu biết cơ bản về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;

            - Các tổ khối cần xây dựng kế hoạch thật cụ thể, thể hiện rõ các nội dung, môn, bài, các hoạt động tích hợp, thời lượng.....theo từng khối lớp và gửi kế hoạch về nhà trường phê duyệt qua mail của BGH;

            - Các tổ khối tăng cường kiểm tra và đôn đốc giáo viên thực hiện, thường xuyên tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình sinh hoạt chuyên môn ở tổ;

            - Giáo viên nghiêm túc thực hiện nội dung tích hợp giáo dục học sinh theo kế hoạch dạy học của mình. Tuyên truyền cho phụ huynh và học sinh đăng ký mua tài liệu để phục vụ tốt cho việc dạy - học và giáo dục học sinh;

            - Nhà trường chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá giáo viên và học sinh qua quá trình thực hiện, thường xuyên tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình sinh hoạt chuyên môn của trường. Cuối học kỳ và cuối năm báo cáo kết quả thực hiện về Phòng giáo dục theo quy định;

           Trên đây là kế hoạch sử dụng tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” của trường đề nghị các tổ khối và giáo viên nghiêm túc. Trong quá trình thực hiện có vấn đề vướng mắc kịp thời phản ánh về lãnh đạo nhà trường để xem xét, giải quyết.                                                                                   

 

 

 

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT (để b/c);

- Lãnh đạo trường;

- Tổ trưởng CM;

- Lưu VT.

 

 

 

KT.HIỆU TRƯỞNG

    PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT  TUY PHƯỚC

  TRƯỜNG TH SỐ 1 PHƯỚC HIỆP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do –Hạnh phúc

 

Phước Hiệp , ngày  5  tháng 9  năm 2018

 

DANH SÁCH CÁN BỘ QUẢN LÍ- GIÁO VIÊN

THAM GIA GIẢNG DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC

NĂM HỌC: 2018-2019

 

STT

HỌ VÀ TÊN

CV

DẠY LỚP

GHI CHÚ

1

NGUYỄN THANH ĐIỀM

PHT

1A

 

2

NGUYỄN THỊ CÚC

GV

1B

 

3

TRẦN THỊ MINH THỦY

GV

1C

 

4

LÊ THỊ THUYỀN TRÂM

GV

2A

 

5

PHÙNG XUÂN KỲ

GV

2B

 

6

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

GV

2C

 

7

LÊ QUÍ KIỀU

GV

3A

 

8

NGUYỄN THỊ CẨM HÒA

GV

3B

 

9

NGUYỄN CHÍ CÔNG

GV

3C,4A, 4C

 

10

NGUYỄN ANH KHOA

GV

4B, 5A,5B,5C

 

 

                                                                                       KT. HIỆU TRƯỞNG

                                                                                       PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượt xem: 346
Bài tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 11
Hôm qua : 83
Tháng 04 : 546
Năm 2024 : 3.615